Nước uống nhiễm đang“hủy hoại” tuổi thơ con trẻ

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sơn

Chuyên gia Tiêu hóa – Gan mật,

Bệnh viện Pháp-Việt TP.HCM,

Bệnh viện Vinmec Hà Nội và TP.HCM,

Bệnh viện Saint Paul – Trung tâm Tiêu hóa Hà Nội.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên Hiệp Quốc, tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi và 88% các trường hợp tiêu chảy ở trẻ là do nguồn nước không an toàn. Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 2 ngàn trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi ngày vì bệnh tiêu chảy. Trong đó đa số các trường hợp có liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường. Phần lớn trẻ tử vong sống tại những nước đang phát triển và Việt Nam nằm trong số đó.

“Thủ phạm” không xa lạ!

Ở các nước đang phát triển, hơn 1 tỷ người vẫn phóng uế tự do vào môi trường và chỉ có khoảng 17% rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh.

Nhiều loại vi khuẩn trong phân người và gia súc lan nhiễm vào nguồn nước là nguyên nhân trực tiếp gây ra tiêu chảy.

Tiêu chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng, thường xảy ra ít nhất 3 lần mỗi ngày. Nếu chỉ diễn ra trong một vài ngày thì gọi là tiêu chảy cấp tính. Nhưng nếu kéo dài đến 14 ngày hoặc lâu hơn thì có thể trở thành mạn tính gây ra hiện tượng suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Gây ra tình trạng mất nước và rối loạn chất điện giải trong cơ thể với các biến chứng kèm theo. Trẻ có nguy cơ tử vong nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Đừng để nguồn nước uống nhiễm bẩn “hủy hoại” tuổi thơ con trẻ

Chủ động phòng bệnh

Các gia đình cần tập trung vào nguồn nước ăn uống để giảm sự lây lan mầm bệnh theo đường trực tiếp từ phân đến miệng. Cần cải thiện nguồn nước sạch, cũng như xử lý nguồn nước thải. Nên sử dụng nguồn nước tinh khiết, an toàn hoặc đã qua xử lý bằng máy lọc nước uy tín để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các loại virut gây bệnh. Jovita cam kết nước tinh khiết loại bỏ các vi khuẩn, vi-rút nguy hại kể trên; đồng thời, lọc hoàn toàn các chất tẩy rửa hay kim loại nặng ảnh hưởng xấu đến con người.
Cần xây dựng nhà vệ sinh khép kín thay vì thải thẳng ra môi trường. Điều này góp phần làm giảm tỷ lệ tiêu chảy 36%. Cần rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn với xà phòng giảm tỷ lệ tiêu chảy đến 47%.

Hãy bảo vệ sức khỏe cho con trẻ nói riêng và gia đình của mình nói chung mọi người nhé!